Đèn cảnh báo đóng một vai trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay và cũng có rất nhiều loại đèn cảnh báo khác nhau với từng chức năng riêng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin cụ thể nhất về các loại đèn cảnh báo, đèn báo hiệu để có lựa chọn phù hợp nhé!
Hiện nay, trong hầu hết các lĩnh vực như công nghiệp, điện tử, cơ khí, xây dựng,… đều sử dụng đèn cảnh báo như một cách để báo hiệu sự cố, nguy hiểm có thể xảy đến với người lao động. Tuy nhiên mỗi loại đèn cảnh báo đều có một chức năng riêng và sử dụng chúng như nào cho phù hợp nhất thì không phải ai cũng biết.
1. Đèn cảnh báo, đèn báo hiệu là gì?
Đèn cảnh báo là một loại đèn báo hiệu (hay còn được gọi là đèn tín hiệu) dùng để cảnh báo nguy hiểm, sự cố có thể xảy ra. Loại đèn này thường được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất, công nghiệp, chế tạo máy móc,… hay thậm chí là cả trong giao thông đường bộ, đường thủy,…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn cảnh báo, đèn báo hiệu nhưng hầu hết đều được phân chia ra làm các loại sau:
- Đèn quay, đèn chớp báo hiệu trong trong công trường
- Đèn tín hiệu hiển thị trạng thái ON – OFF của các loại máy móc, hệ thống điều khiển
- Đèn báo động, chống trộm, cảnh báo đột nhập dùng trong hệ thống an ninh
- Đèn báo ưu tiên cho các xe máy móc chuyên dụng
- Đèn báo sử dụng cho các loại phương tiện giao thông như ô tô, tàu thủy, máy may,…
2. Vai trò của đèn cảnh báo nguy hiểm
Đèn cảnh báo tuy có giá thành không cao nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, đèn cảnh báo nguy hiểm là loại đèn được sử dụng rất phổ biến, nó có chức năng thông báo tới người lao động và những người xung quanh biết về sự cố nguy hiểm có thể xảy ra để kịp thời di chuyển.
Đèn cảnh báo nguy hiểm thường có màu đỏ và sáng liên tục, đi kèm theo đó là chuông lớn để mọi người dễ nhận biết và phát hiện ra sự cố. Bạn có thể bắt gặp loại đèn này ở rất nhiều nơi như khi có sự cố báo cháy, tại công trường xây dựng, công trình đang thi công, trong nhà máy,…
3. Đèn cảnh báo, đèn tín hiệu được ứng dụng như thế nào?
Đèn cảnh báo nên được sử dụng đúng chức năng của nó và khi thực sự cần thiết để tránh gây hiểu nhầm dẫn đến xử lý sai tình huống. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng đèn cảnh báo, đèn tín hiệu:
3.1. Ứng dụng trong công nghiệp, sản xuất, xây dựng
Với đặc thù dễ dẫn đến rủi ro, nguy hiểm nên các ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất, chế tạo cơ khí,… sử dụng rất nhiều đèn cảnh báo. Các loại đèn này có công dụng báo hiệu sự cố, giúp người lao động tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra hoặc kịp thời sửa chữa những bất thường trong quá trình sản xuất.
Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng, chúng ta có thể chọn các loại đèn cảnh báo như đèn cảnh báo 220v, đèn cảnh báo led, đèn dạng xoay, đèn tháp tín hiệu,…
3.2. Ứng dụng trong giao thông
Đèn cảnh báo nguy hiểm cũng được sử dụng rất nhiều trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, tàu thủy, máy bay,… để báo hiệu cho các phương tiện khác khi cố sự cố xảy ra và tránh được va chạm. Đặc biệt là khi tham gia giao thông trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, sương mù, buổi đêm ánh sáng kém,… hoặc khi đi đường đèo núi thì đèn cảnh báo là rất quan trọng.
Ngoài ra, đèn tín hiệu cảnh báo cũng được sử dụng trên các loại xe ưu tiên như xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát,… để các phương tiện khác nhường đường trong tình huống khẩn cấp.
3.3. Ứng dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày
Không chỉ trong các lĩnh vực đặc thù, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều đèn cảnh báo, phổ biến nhất là đèn báo cháy ở các tòa nhà, chung cư cao tầng hay trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Điều này giúp cảnh báo đến người dân một cách nhanh nhất khi có sự cố cháy nổ xảy ra để mọi người kịp thời di chuyển, tránh được những thiệt hại đáng tiếc.
Có thể thấy, đèn cảnh báo đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay, không chỉ ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà trong cả đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về loại đèn này và có được sự lựa chọn phù hợp để ứng dụng vào cuộc sống nhé!